.

anh bia facebook tinh yeu dep buon anh bia facebook tinh yeu dep buon anh bia facebook tinh yeu dep buon anh bia facebook tinh yeu dep buon
1 2 3 4

TIN TỨC NỔI BẬT


1- Ủy ban MTTQ huyện bàn giao nhà Đại đoàn kết tại xã Hồng Quang 2- Bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Ứng Hòa 3- Ban Đoàn kết Công giáo huyện Ứng Hòa tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo và tổng kết công tác tôn giáo năm 2014 4- Thành lập Đảng bộ Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Ứng Hòa

Lễ hội làng Hòa Xá (xã Hòa Xá) được tổ chức 5 năm một lần
Ứng Hòa là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, là địa phương có nhiều di tích và lễ hội. Việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động lễ hội một mặt thúc đẩy khai thác tiềm năng du lịch, mặt khác tạo nên nét đặc trưng của mỗi địa phương, góp phần tích cực trong việc giao lưu văn hóa giữa các làng, xã trong  và ngoài huyện. Tuy nhiên, với nhiều loại hình và phương thức tổ chức đa dạng, các hoạt động lễ hội hiện nay đang đặt ra không ít những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý trên địa bàn huyện.

Theo số liệu tổng hợp, hiện nay toàn huyện có tổng số 523 di tích, trong đó có 139 di tích được xếp hạng  cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố,  64 lễ hội gồm các loại hình lịch sử, văn hóa, dân gian, tín ngưỡng tôn giáo, đây được xem là một phần quan trọng không thể thiếu trong sự hình thành nên các di tích.
      Hiện nay, lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng phổ biến và đậm đà bản sắc dân tộc. Lễ hội phản ánh những sinh hoạt, những khát vọng cùng tài năng của nhân dân về nhiều mặt của đời sống; đồng thời, thông qua lễ hội: Trí tuệ, đạo lý, tình cảm, khuynh hướng thẩm mỹ của nhân dân được tỏa sáng. Những năm qua khi đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế, quốc tế, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng cao, do đó tham gia lễ hội đã trở thành một nhu cầu chính đáng, có ý nghĩa lớn. Và chính vì vậy, nhu cầu tổ chức lễ hội ngày nay đã lan tỏa ở hầu hết các địa phương trong huyện, đặc biệt là loại hình lễ hội văn hóa du lịch, mà tiêu biểu là lễ hội đền Đức Thánh Cả - Hữu Vĩnh - xã Hồng Quang. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực: vừa giữ gìn, phát triển những nét đẹp văn hóa truyền thống, vừa kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố hiện đại, phát huy được tác dụng tích cực của lễ hội, nêu cao ý nghĩa giáo dục truyền thống.

Rước kiệu trong lễ hội làng Hòa Xá.
      Mỗi lễ hội trên địa bàn huyện mang một nét văn hóa tiêu biểu và giá trị riêng, thông qua các hoạt động lễ hội truyền thống đã huy động sức mạnh, sự chung tay góp sức của cả cộng đồng trong hưởng thụ và sáng tạo văn hoá, bảo tồn các giá trị đặc sắc của cả dân tộc, của từng địa phương. Do vậy, đối với mỗi người dân Ứng Hòa, lễ hội đã trở thành loại hình văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong đời sống tinh thần và tâm linh. Lễ hội truyền thống thu hút sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, là bảo tàng sống về sinh hoạt văn hoá tinh thần của người dân nơi đây qua mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử và bao giờ cũng hướng tới một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như: Những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công truyền nghề, chống thiên tai, giàu lòng cứu nhân độ thế. Trong các ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, tự hào về truyền thống quê hương mình. Trong đó phải kể đến lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm của 3 thôn Bặt - xã Liên Bạt; lễ hội đề Đức Thánh cả thôn Thái Bình - xã Vạn Thái; lễ hội làng Đinh Xuyên - xã Hòa Nam hay lễ hội được tổ chức 5 năm một lần của xã Hòa Xá…

Hai ông Đô múa trước kiệu trong lễ hội Hòa Xá.
      Những năm gần đây, việc ra đời của một số lễ hội mới, phục dựng một số lễ hội đã mai một sau một thời gian dài, các lễ hội truyền thống được tạo điều kiện để tổ chức với quy mô lớn hơn, với sự bổ sung một số thành phần lễ hội mới, như: Trò chơi dân gian, thi đấu thể thao, hội diễn văn nghệ, các chương trình biểu diễn nghệ thuật... Các yếu tố này giúp cho lễ hội ngày càng thu hút công chúng, góp phần làm cho bức tranh mùa xuân của Ứng Hòa nói riêng và của cả nước nói chung ngày càng thêm sinh động, phong phú, đa sắc màu.
      Tuy nhiên, bên cạnh những nét đẹp văn hóa từ ngàn đời, không ít lễ hội hiện nay đang bộc lộ những biểu hiện tiêu cực, mất đi tính chất tốt đẹp, thiêng liêng vốn có. Gần như các lễ hội hiện nay đều nhấn quá mạnh vào sự khai thác thương mại mà quên đi rằng trẩy hội là một hoạt động văn hóa hướng về cái tâm, cái thiện của con người và cùng với sự "lên ngôi" của lễ hội đã đưa tới một số hệ lụy gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trước hết, phải kể tới việc một số người lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan, tổ chức cờ gian bạc lận, trục lợi từ lễ hội, gây lãng phí thời gian, phung phí tiền bạc vào vàng mã và lễ vật, các trò vui chơi có thưởng mà thực chất là các trò cờ bạc công khai trá hình. Một số lễ hội chưa có sự bố trí cân đối giữa nội dung lễ và hội. Chính vì vậy mà tính hấp dẫn, phong phú của lễ hội chưa cao, vai trò giáo dục truyền thống thông qua các hoạt động lễ hội còn mờ nhạt. Cùng với đó, là những hành vi ứng xử thiếu văn hóa ở nơi công cộng, nâng giá bắt chẹt khách thập phương, xâm hại các công trình văn hóa, gây ùn tắc giao thông. Vì thế, nét đẹp của lễ hội cũng bị giảm đi phần nào và tạo nên những ấn tượng không tốt đối với không ít du khách thập phương, những người con xa quê.
      Vậy làm thế nào để cho các lễ hội trên địa bàn huyện được phát huy tốt, trở thành loại hình văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong đời sống tinh thần và tâm linh của người dân. Ðể bảo đảm cho các lễ hội vui tươi và lành mạnh, trong thời gian quan, UBND huyện Ứng Hòa đã chỉ đạo các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, MTTQ, đoàn thể các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích; xây dựng và gắn biển Nội quy bảo vệ di tích tại từng điểm di tích ở vị trí thích hợp. Tổ chức tốt các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội tại di tích, theo đúng tinh thần Chỉ thị số 41/CT/TW ngày 5/02/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội và Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 24/07/2012 của UBND thành phố về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường, phân luồng giao thông, sắp xếp các hàng quán, dịch vụ, bố trí điểm trong giữ xe hợp lý tại di tích trong dịp lễ hội, đặc biệt tại những di tích có lượng khách tham quan đông như đền Đức Thánh Cả - xã Hồng Quang… Tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý dứt điểm, kịp thời các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, hoặc thực hiện những hành vi khác trái pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục, nếp sống văn hóa của dân tộc. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế mở hội truyền thống, từng bước ngăn chặn tích cực và triệt để các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn cờ bạc, chống mọi biểu hiện thương mại hóa lễ hội bằng việc đặt nhiều hòm công đức, các khoản thu phí không hợp lý, trái với quy định.
      Có thể khẳng định, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống là nét đẹp cần được phát huy. Do đó, cùng với công tác quản lý lễ hội các cơ quan chức năng  của huyện, thì cần có sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền các địa phương để triển khai tổ chức lễ hội trật tự, an toàn, đảm bảo không khí linh thiêng, chống mê tín dị đoan cũng như việc khôi phục nguyên bản những hoạt động văn hóa dân gian của lễ hội. Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và khách du lịch trong việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa; giữ gìn thuần phong mỹ tục và những giá trị văn hóa nguyên bản của địa phương, bảo vệ cảnh quan môi trường của các điểm du lịch, giảm thiểu những tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch đến môi trường văn hóa địa phương. Khuyến khích nhân dân để họ tích cực tham gia bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc trong đó có những giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống của các địa phương, để góp phần phát huy có hiệu quả giá trị các lễ hội truyền thống ở Ứng Hòa ngày càng đa dạng, phong phú và hấp dẫn./.
                                                                                                                                                                                                                                                       Đặng Đăng Khoa
                                                          Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ứng Hòa